Câu cửa miệng của Gen Z thời nay là "tôi đang bị trầm cảm", cần được "chữa lành". Tỉ lệ mắc bệnh tâm lý của giới trẻ tăng cao đột biến. Có nhiều nguyên nhân lý giải vấn đền tại sao thế hệ trẻ ngày ngày dễ mắc bệnh tâm lý hơn so với thế hệ trước, đó là:

- Áp lực xã hội: Với một xã hội đã và đang phát triển như hiện nay, Gen Z hiện tại phải đối mặt với nhiều thứ hơn thế hệ trước. Đó là các áp lực và yêu cầu lớn từ xã hội xoay quanh: công việc, học tập, mối quan hệ, sự nghiệp, gia đình... - ngay từ khi còn trẻ.

- Thách thức từ thế giới phẳng: Sự phát triển từ công nghệ hiện đại với vô vàn mạng xã hội đã tạo ra các hình ảnh và chuẩn mực hoàn hảo đến mức phi thực tế. Điều này đã khiến cho các bạn GenZ không ngừng so sánh, tạo áp lực lên chính mình và gây ra các cảm giác bất an, thiếu tự tin.

- Thiếu kết nối thực tế: Xu hướng giao tiếp qua mạng nhiều hơn từ điện thoại thông minh, máy tính... cũng khiến các bạn trẻ ngày càng ít tiếp xúc ở thế giới thật. Giới trẻ càng cô đơn, càng ít tiếp xúc thực tế, vấn đề rối loạn cảm xúc diễn ra ngày càng nhiều. Việc mất cân bằng với quá trình tương tác xã hội, giao tiếp trực tiếp và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh làm tăng nguy cơ gây ra cảm giác cô đơn, tách biệt.

Sẽ có những trường hợp các bạn trẻ bị lầm tưởng giữa bệnh tâm lý và cảm xúc tiêu cực, nhưng cũng có trường hợp các bạn nhận định đúng về các vấn đề tâm lý. Vì thế, bạn cần theo dõi kỹ các biểu hiện sức khỏe tâm thần của bản thân và đi khám chuyên khoa sớm. Điều này giúp các bạn trẻ có câu trả lời đúng nhất về tình trạng mà bản thân đang mắc phải. Ví dụ, khi những người bạn nói chuyện với nhau: “Bạn ơi, hôm nay tớ trầm cảm quá!” thì ý nghĩa câu nói, sẽ tương đương với một tính từ mang cảm giác buồn chán, mệt mỏi, mất hứng thú. Hoặc “Sao hôm nay trông cậu tự kỉ thế!” thì nó tương đương với ý nghĩa là ngồi một mình và không nói chuyện giao tiếp với ai. Cụ thể trong các trường hợp này, dùng từ "trầm cảm" với ý nghĩa một tính từ - là điều bình thường và không sai.

Dấu hiệu phổ biến của bệnh tâm lý:

1. Cảm giác buồn bã, chán nản, suy nghĩ bi quan, tiêu cực, thất vọng kéo dài.

2. Mất hứng thú dần, không thấy niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống.

3. Lo lắng, căng thẳng quá mức, thường xuyên cảm thấy hồi hộp, bồn chồn, khó chịu trong cơ thể nhưng khám bệnh cơ thể không tìm thấy nguyên nhân.

4. Dễ nóng giận, dễ cáu gắt, khó kiềm chế cảm xúc của mình.

5. Thói quen ăn uống và giấc ngủ thay đổi thất thường: ăn quá mức, thèm ăn hoặc chán ăn, ăn không ngon miệng.

6. Mất tập trung chú ý, hay lơ đãng, hay quên, giảm chất lượng học tập, công việc; đảo lộn hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân.

7. Cảm giác sợ hãi, nghi ngờ vô cớ, nhìn thấy, nghe thấy hoặc liên tưởng suy nghĩ nội dung kì lạ, khác thường.

Các dấu hiệu trên cần phải kéo dài trên 2 tuần hoặc lâu hơn mốc thời gian này. Nếu như gặp nhiều các dấu hiệu tâm lý kể trên, bạn nên đi khám tâm lý để có thể chẩn đoán đúng tình trạng mà bạn đang gặp phải.

Để tránh rơi vào tình trạng "trầm cảm xu hướng", mọi người không nên sớm kết luận, dán nhãn một người nào đó mắc bệnh trầm cảm. Không nên coi nhẹ, hiểu lầm hay ngộ nhận, phủ nhận khi sử dụng cụm từ "trầm cảm", hãy đến với WeTalk số 69 chủ đề "Tôi đang bị trầm cảm", cần được "chữa lành" vào lúc:

14:00 - 15:00, Thứ Sáu ngày 24/5/2024, Tại Phòng Không gian chia sẻ - A104

14:00 - 15:00, Thứ Ba ngày 28/5/2024, Tại Phòng Không gian chia sẻ - A104

Link đăng ký:

https://link.uit.edu.vn/Wetalk

441486193 887747880057884 913733352312490894 n

Nguồn: Đại học Công nghệ Thông tin