Lập trình game đã và đang trở thành một ngành rất hot, thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các bạn sinh viên công nghệ thông tin, đặc biệt là những bạn sinh viên khoa Công nghệ Phần mềm. Nhằm đáp ứng tâm tư, nguyên vọng của các bạn sinh viên, sáng hôm nay, ngày 07/11/2015 tại hội trường E12 trường ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM, Khoa Công nghệ Phần mềm (CNPM) đã phối hợp cùng công ty Gameloft tổ chức seminar với chủ đề “ LẬP TRÌNH GAME - XU HƯỚNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC” với mong muốn giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về công nghệ làm game cũng như cơ hội làm việc tại Gameloft, từ đó giúp các bạn có những định hướng, phương pháp học tập và hiện thực các ý tưởng liên quan đến game và có thể tạo ra những game đầu tay cho chính mình. Chương trình đã thu hút gần 200 bạn sinh viên đến tham dự.
Chương trình thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia
Ông La Tâm - Chuyên viên đào tạo công ty Gameloft trình bày về Công nghệ lập trình game
Mọi người cùng chụp ảnh lưu niệm
Nội dung buổi semimar xoay quanh các vấn đề về lập trình game, xu hướng, cơ hội và thách thức xen lẫn với những câu hỏi bổ ích, các trò chơi vui nhộn cùng với nhiều phần quà hấp dẫn thu hút các ban sinh viên tham gia rất hăng say và nhiệt tình.
Buổi Seminar “LẬP TRÌNH GAME - XU HƯỚNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC” kết thúc đã để lại rất nhiều ấn tượng với các bạn sinh viên tham gia. Thông qua buổi Seminar, giấc mơ trở thành nhà lập trình game của các bạn đã trở nên gần gũi và rõ nét hơn. Không chỉ được giao lưu trực tiếp cùng các chuyên gia làm Game đến từ GameLoft các bạn còn được chia sẻ khá nhiều kiến thức bổ ích về những kinh nghiệm thực tế như: cách thức đánh giá xu hướng thị trường, tiếp cận công nghệ mới hay làm sao để nắm bắt cơ hội trong ngành. Từ đó, giúp sinh viên có cái nhìn thực tế và khách quan hơn về ngành Game hiện nay tại Việt Nam.
Buổi Seminar “LẬP TRÌNH GAME - XU HƯỚNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC” nằm trong chuỗi các hoạt động training về kĩ năng mềm do khoa CNPM và công ty Gameloft phối hợp tổ chức. Hy vọng đây sẽ là bước đệm nhỏ giúp các bạn vững tin, hiểu rõ về ngành lập trình hơn để đưa ra quyết định đúng đắn về nghề nghiệp tương lai sau này.